Hầu hết mọi người đã nghe về những lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tiền bạc riêng của mình tốt hơn nhưng có vẻ khó để đi đến quyết định hành động thực hiện. Nếu bạn không chắc bắt đầu từ đầu, bài học cơ bản về việc lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn, nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc một cách đơn giản.

 

1 . Tạo Ra Và Xem Lại Kế Hoạch Tài Chính

Về cơ bản kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: Mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng khi về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái ...

Viết ra kế hoạch này trên mảnh giấy vàng, trên bảng tính hay với sự trợ giúp của người lập kế hoạch tài chính có bằng cấp chuyên nghiệp, sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các bước trong danh sách điều cần làm. Nó đưa ra hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển và giúp bạn yêu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả nhất.

Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp , về hưu, sinh nở hay tang gia trong gia đình.

 

2 . Tính Toán Khoản Tiền Có Thực Sự

Khoản tiền có thực sự là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực, đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế bạn sẽ lập tức thấy được sự phát triển.

 

3 . Thiết Lập Kế Hoạch Chi Tiêu

Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc, khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có, khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra, khoản chi quan trọng nhất có thể là khoản tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi.

Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính, bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm, nó cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa.

 

Do vậy bạn nên thiết lập việc chi tiêu và thu nhập theo hàng tháng và dành ra ít nhất một giờ để xem lại mức tài chính của mình. Trong suốt thời gian lập kế hoạch, bạn nên cập nhật ngân sách, xem lại các chi tiêu sắp tới. Bạn hãy xem việc quản lý tiền bạc như một thú vui giống như nghe nhạc. Nếu cảm thấy thoải mái trong việc quản lý tài chính, bạn sẽ có khuynh hướng duy trì cách làm này liên tục và lâu dài.