Thời gian gần đây, một số chủ thuê bao di động tại Việt Nam nhận được những cuộc nhá máy, gọi nhỡ từ các đầu số +881, +882. Đây không phải là các đầu số trong nước, tuy nhiên do nghĩ rằng người quen từ nước ngoài có việc quan trọng gọi về, không ít người đã bấm máy gọi lại. Điều đáng nói là sau khi “nhá” máy cho đổ chuông, số điện thoại này liền tắt, tạo cuộc gọi nhỡ. Một vài người dù biết số lạ nhưng vẫn gọi lại thì liền sau đó, tài khoản trong máy của người gọi bị giảm đáng kể. Nhiều người đã bị mất số tiền lớn khi gọi lại những thuê bao này bởi cước phí bị tính ngay từ khi đổ chuông theo giá cước quốc tế, mức cước tính với thuê bao Việt Nam dao động từ 99.000 đến 150.000 đồng mỗi phút.

Cảnh Báo Người Dùng Điện Thoại Nghe Hoặc Gọi Tới Các Đầu Số Vệ Tinh Di Động +881, +882

Người dùng gọi tới các đầu số vệ tinh di động +881, +882 (Ví dụ: cuộc gọi điện thoại có đầu số 881XXXX…, 882XXXX….. ) có thể mất tiền cước hơn 100.000 đồng mỗi phút, dù không có kết nối trả lời. Đại diện nhà mạng khuyến cáo các thuê bao không nên gọi lại cho những đầu số lạ như vậy. Người dùng điện thoại cũng không nên gọi hoặc nhắn tin vào các đầu số lạ khi thấy cuộc gọi nhỡ hay tin nhắn trong máy để tránh mất tiền oan. Đầu dây bên kia thường không có người trả lời, hoặc là tổng đài tự động bằng tiếng Anh. Chỉ đến khi kiểm tra lại tài khoản hoặc thanh toán cước phí, chủ thuê bao mới tá hỏa nhận ra đã mất tới tiền trăm vì những cuộc gọi lại chỉ vài giây đồng hồ ấy. Khách hàng gọi điện khiếu nại lên trung tâm tư vấn của nhà mạng mới biết mình đã bị lừa tiền dù không kết nối được cuộc gọi với số máy lạ kia.
Cảnh Báo Người Dùng Điện Thoại Nghe Hoặc Gọi Tới Các Đầu Số Vệ Tinh Di Động +881, +882 Trên một số diễn đàn, các thành viên cũng chia sẻ với nhau về hành vi lừa đảo này. Theo đó, rất nhiều người dùng, chủ yếu thuộc 3 nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam như: Vinaphone , MobiFone và Viettel, bị các đầu số trên làm phiền. Những thành viên này không chỉ bức xúc vì bị làm phiền, quấy phá không dưới một lần từ các số lạ, mà còn giãi bày về việc chỉ nghe đổ chuông cũng có thể mất tới tiền trăm.
Thực tế, hai đầu số trên thuộc hệ thống vệ tinh di động toàn cầu, không phải là một số thuê bao thông thường. Dải số cũng không thuộc sự quản lý của quốc gia nào nên việc truy hoàn cước cho khách hàng không thể thực hiện. Theo thống kê, mức cước thuê bao Việt Nam bị lừa dao động từ 99.000 đến 150.000 đồng mỗi phút. Hiện tượng lừa đảo trên không chỉ xảy ra đối với Việt Nam mà cả người sử dụng từ nhà mạng quốc tế lớn như SingTel (Singapore), AT&T và Vodafone (Mỹ),... Những hãng viễn thông này đều cảnh báo đến với khách hàng của mình, đồng thời trang diễn đàn của họ cũng có những chủ đề được lập ra để chia sẻ về vấn đề trên.
Tại Việt Nam, các nhà mạng đã cho đăng cảnh báo lên trang chủ của hãng. Ngoài việc không gọi lại, chủ thuê bao nếu không có nhu cầu liên lạc đi nước ngoài cũng có thể đăng ký khóa chiều gọi đi quốc tế với đơn vị cung cấp mạng di động của mình. Nguồn tin từ Vinaphone cho biết nhà mạng có nhận được phản ánh từ một số khách hàng và đã có biện pháp ngăn chặn.
Bên cạnh các biện pháp nêu trên, người dùng điện thoại cũng có thể sử dụng một số chương trình chặn cuộc gọi cài đặt vào máy để ngăn số thuê bao lạ gọi đến. Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D), cho rằng: "Người sử dụng cần trang bị cho mình phần mềm an ninh thường trực trên điện thoại để không chỉ chống virus mà còn ngăn chặn các tin nhắn rác và cuộc gọi lừa đảo".

Cảnh Báo Người Dùng Điện Thoại Nghe Hoặc Gọi Tới Các Đầu Số Vệ Tinh Di Động +881, +882

Phía Bkav mới đây cũng đã tích hợp công nghệ chặn cuộc gọi lừa đảo vào ứng dụng bảo vệ smartphone Bkav Mobile Security. Phần mềm hỗ trợ cho tất cả các dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành phổ biến như Android, iOS, Symbian, RIM (BlackBerry). Người dùng có thể tải phần mềm này từ các kho ứng dụng như Google Play, AppWorld, Cydia.
Ông Sơn nhận định: "Các hình thức lừa đảo trên điện thoại di động sẽ ngày càng tinh vi hơn và tập trung vào việc khai thác trực tiếp tài khoản của người sử dụng. Chẳng hạn, lừa nhắn tin đến đầu số trả tiền, tự động gọi điện đến đầu số trả tiền hoặc giá cước cao."
Đại diện một nhà mạng cảnh báo, khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số máy lạ có đầu số quốc tế, khách hàng tuyệt đối không gọi lại. Để tránh mọi rủi ro mất tiền cước ngoài ý muốn, đối với các đầu số trong nước, người dùng khi quyết định gọi lại cho một số gọi nhỡ không trong danh bạ của mình, nếu nhận thấy bất thường nên ngắt máy, cũng không làm theo hướng dẫn bấm số nội bộ hoặc số nhánh mời chào sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng.
"Trong trường hợp khách hàng chứng minh được thuê bao của nhà mạng trong nước nháy máy làm phiền khách hàng, có thể phản ánh tới tổng đài chăm sóc khách hàng. Các nhà mạng sẽ có hình thức nhắc nhở hoặc xử lý theo quy trình chống quấy rối qua điện thoại", vị đại diện cho biết.
Trước đó, Viettel cũng đã đưa ra khuyến cáo khách hàng không nên nhắn tin hoặc gọi lại những số điện thoại lạ, đặc biệt là các số có đầu +881, +882 và hạn chế tối đa việc để lộ thông tin thuê bao của bản thân: đưa số điện thoại cá nhân lên diễn đàn, các trang mạng xã hội hoặc truy cập những đường link lạ được gửi vào email hoặc tin nhắn. Viettel cho biết, nếu khách hàng gọi đến những điện thoại vệ tinh này bị tính tiền ngay từ khi đổ chuông, cước phí kết nối lên tới 99.000 – 150.000 đồng/phút. Tuy nhiên, khi khách hàng bị lừa kiểu này thì việc truy ngược cước phí kết nối để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng là rất khó khăn.

Cảnh Báo Người Dùng Điện Thoại Nghe Hoặc Gọi Tới Các Đầu Số Vệ Tinh Di Động +881, +882

Giải thích về tình trạng số máy lạ có đầu số là 881…, 882..., các nhà mạng cho biết, đó là mã số từ nước ngoài. Mục đích của chủ nhân các số này là “nhá” máy cho thuê bao di động ở Việt Nam nhằm rút tiền trong tài khoản của số máy đã gọi. Cụ thể, khi thuê bao di động ở Việt Nam gọi đến các số điện thoại quốc tế nêu trên, thường được trả lời bằng chế độ tự động, hướng dẫn khách hàng bấm số nội bộ hoặc số nhánh để mời chào sử dụng dịch vụ. Nếu thời gian gọi kéo dài, bên kia càng thu lợi từ tài khoản của khách hàng trong nước. Hiện tại đã xảy ra trường hợp thuê bao trong nước bấm máy vài lần cho những số lạ, sau đó mới tá hỏa vì tài khoản cạn kiệt. Ngoài cách “nhá” máy, một vài kẻ chủ mưu còn nhắn tin SMS nhằm dụ người trong nước gọi lại để họ dễ bề “móc túi” người dùng điện thoại. Do đó các nhà mạng Cảnh Báo Người Dùng Điện Thoại Không Nên Nghe Hoặc Gọi Tới Các Đầu Số Này.