Nghiên cứu thị trường và xác định đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc để thâm nhập vào thị trường mới thì nghiên cứu thị trường và xác định đối thủ cạnh tranh luôn là công việc quan trọng đối với mỗi nhà kinh doanh. Bởi vì thị trường là nơi mà họ sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên đó. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu thị trường và xác định đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp nắm được các đặc điểm của thị trường như: khách hàng và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố về kinh tế về văn hoá, chính trị luật pháp... Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là dự đoán được các xu hướng biến động của thị trường, xác định được các cơ hội cũng như các nguy cơ có thể có từ thị trường. Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh của mình như lựa chọn thị trường mục tiêu, thực hiện các hoạt động marketing...
Một trong những nội dung của việc nghiên cứu thị trường là việc xác định được và phân tích các đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
- Nội dung của công tác Nghiên cứu thị trường là phải biết được:
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn; Số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường; Xác định đâu là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp; Các điểm mạnh, yếu của từng đối thủ; Chiến lược hiện tại của đối thủ, khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi hướng chiến lược của họ; Vị trí của đối thủ trong ngành và thái độ của đối thủ đối với vị trí hiện tại của họ; Điều gì các đối thủ muốn đạt tới trong tương lai; Các đối thủ sẽ phản ứng và hành động như thế nào trước chiến lược cũng như các chính sách, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ đưa ra.
Nghiên cứu tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp là những khả năng cạnh tranh tiềm ẩn mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết và có thể khai thác được trong tương lai.
Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh trước hết là phân tích thực trạng tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp. Đâu là mặt mạnh, đâu là mặt yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã làm được những gì để phát huy những điểm mạnh của mình trong cạnh tranh và những nhân tố nào, những vướng mắc nào làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần làm gì để duy trì và phát triển những lợi thế cạnh tranh đang có. Tiếp theo, doanh nghiệp phải tìm hiểu xem những nhân tố nào cần phát huy để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai. Đó có thể là các yếu tố thuộc về doanh nghiệp mà cũng có thể xuất phát từ môi trường kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường và xác định đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
- Xác định mục tiêu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, nhóm hay toàn bộ tổ chức. Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định quản trị và hình thành nên những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế. Vì vậy, sau khi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của mình thì việc đề ra mục tiêu cạnh tranh là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó là xuất phát điểm, là nền tảng cho việc lập các kế hoạch các chiến lược cạnh tranh sau này.
Nghiên cứu các thông tin về đối thủ cạnh tranh: Để lấy được nhiều thông tin nhất từ những gì bạn thu thập được, bạn cần phải sắp xếp lại chúng; Các điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh so với bạn; Những lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh; Những điểm khác và giống nhau giữa bạn và họ như Giá cả, dịch vụ khách hàng, sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, hình ảnh, chương trình khuyến mại và tiếp thị, người cung cấp và người phân phối
Không nên chỉ sao chép đơn thuần các hành động của đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể không có độc quyền đối với các ý tưởng thực tiễn của họ nhưng hãy nhớ những quy định về bản quyền. Cần bảo đảm rằng bạn tuân theo những quy định về bản quyền, quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp.
Hãy cân nhắc xem bạn có thể làm được điều gì tốt hơn đối thủ, làm thế nào để nâng cao giá trị của sản phẩm và dịch vụ, cần bao nhiêu tiền để thực hiện sự thay đổi này, việc này sẽ mang lại lợi ích như thế nào, bạn có cần tuyển thêm nhân viên, có cần đầu tư mới không.v.v.
Nghiên cứu thị trường và xác định đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Biết tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. Đây chính là những điểm mạnh của bạn. Nhưng nếu khách hàng không thấy được những điểm mạnh này thì nó sẽ trở thành vô dụng. Ví dụ, chính sách giảm giá cho những người mua với số lượng lớn không được quảng bá đến họ.
Các chiến lược chung sẽ không đem lại hiệu quả nhất. Phân tích những điểm giống nhau sẽ đem đến những ý tưởng để có thể tạo nên sự "khác biệt" và tăng khả năng cạnh tranh của bạn. Vì vậy, sau khi nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của mình thì việc đề ra mục tiêu cạnh tranh là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó là xuất phát điểm, là nền tảng cho việc lập các kế hoạch, chiến lược cạnh tranh sau này.
Bằng cách tập trung vào những điểm mạnh mà bạn đã tìm thấy, bạn sẽ có khả năng mở rộng và phát triển thêm những điểm mạnh đó. Nó sẽ giúp bạn xác định được lợi thế cạnh tranh của bạn. Để đảm bảo rằng bạn giữ được lợi thế cạnh tranh, bạn cần phải hy vọng rằng đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sử dụng chiến lược thành công đó.
Mời bạn đọc tham khảo thêm >>
>> 12 bí quyết đầu tiên để bạn đi đến thành công trong cuộc sống
>> Đam Mê Là Khởi Nguồn Sức Mạnh Để Đi Đến Thành Công
>> Những Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công Của Người Nhật
>> Hành Trình Lập Nghiệp Và Những Bí Quyết Làm Giàu Thành Công Của Tỷ phú Larry Ellison
>> Bí Quyết Lên Kế Hoạch Bán Hàng Online Trực Tuyến Hiệu Quả
>> 10 Bí quyết Làm Giàu thành công Của Tỷ phú người Mỹ WARREN BUFFET
Viết bình luận: