Cho trẻ vào bếp học nấu nướng là một cách để trẻ hiểu tầm quan trọng của bữa ăn gia đình. Khi trẻ cùng vào bếp với bố mẹ, tự nhiên sẽ có một mối liên kết giữa các thành viên trong nhà, bé sẽ yêu thương gia đình mình hơn, đồng thời cũng mang lợi những lợi ích thiết thực cho trẻ.

 

 

1. Trẻ em, thậm chí cả những em bé đều thích vào bếp cùng bạn. Chúng rất thích được gần gũi bạn, trò chuyện với bạn (hay bạn sẽ phải trò chuyện cùng bé khi bé chưa biết nói) và xem bạn đang làm gì ở trong bếp.

2. Lúc này, các tế bào thần kinh phản chiếu hoạt động, trẻ sẽ quan sát những gì bạn đang làm và lưu lại những hành động, cảm xúc của bạn trong đầu chúng ngay cả khi chúng chỉ ngồi trên một chiếc ghế ở trong bếp.

3. Khi trẻ nhìn thấy những thực phẩm thô được chế biến thành những món ăn thơm ngon, chúng sẽ có cảm giác rằng mình là những người học viên thực thụ cũng như là sẽ bắt đầu có khái niệm về sự chuyển hoá từ loại này sang loại khác phụ thuộc vào khả năng của mình.

4. Những nghiên cứu cho rằng, khi những đứa trẻ tham gia vào các công việc gia đình bắt đầu từ khi lên 3 thì có nhiều khả năng để hoàn thành tốt công việc học hành của mình hơn, có những nghề nghiệp thành công hơn và có những mối quan hệ tốt với những người xung quanh

5. Trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm giác quan khi bẻ vụn những đồ ăn khô, đong đếm các nguyên liệu và khi làm sạch các loại rau hẹ hay rau mùi. Những trải nghiệm này sẽ ghi dấu những kỷ niệm trong tâm trí của trẻ. Và có thể nhiều năm sau này, chúng sẽ nhớ về mùi của những cây rau hẹ và nghĩ về những khoảng thời gian chúng ở trong bếp cùng bạn.

 

 

6. Những trải nghiệm như đếm cà rốt, đong nguyên liệu và tuân theo những công thức nấu nướng sẽ dạy cho trẻ về thế giới của toán học thực tế và có thể giúp trẻ hiểu được những khái niệm toán học trừu tượng.

7. Đọc các công thức nấu ăn giúp trẻ luyện tập và học cách đọc.

8. Nấu và nếm đồ ăn sau đó là những bài học tuyệt vời về nguyên nhân - kết quả, và một lợi ích rất hay nữa là khuyến khích trẻ ăn và thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt để tránh trường hợp trẻ kén ăn.

9. Tốc độ trong gian bếp chậm hơn so với trên ti vi, máy tính hay trong những khía cạnh khác của cuộc sống. Vì vậy dành thời gian trong bếp giúp cả cha mẹ và con cái tạm rời xa thế giới ồn ào đầy kích thích bên ngoài, sống chậm lại, sống với hiện tại và dành thời gian cho nhau. Bếp cũng là nơi dạy cho trẻ hiểu được những khái niệm của sự bình yên.

10. Trẻ được giúp việc trong bếp có thể học được những kỹ năng hữu ích như: làm thế nào để chuẩn bị và kết hợp giữa các loại thực phẩm, hiểu về khái niệm đo lường và thời gian nấu nướng. Và cuối cùng là có thể tự chuẩn bị những món ăn cho mình từ đơn giản đến phức tạp.

11. Trẻ cảm thấy tự hào khi được tham gia vào một công việc thực tế bao gồm giải quyết các thử thách thực sự như: trộn lại hỗn hợp làm bánh.

12. Khi trẻ được giao “nhiệm vụ” dùng dao để cắt 1 quả bơ hay sắp xếp bàn ăn… chúng thấy rằng chúng đang góp phần vào việc chuẩn bị bữa tối cho mọi người và điều này làm cho trẻ cảm thấy rất vui ở trong lòng. Đây chính là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm được cho con mình.

13. Thói quen sống lành mạnh. Đối với trẻ, khi học nấu ăn sẽ hình thành trong trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, đúng bữa. Trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon hơn với những thức ăn mình tự làm hoặc góp phần làm ra.

 

14. Biết giúp đỡ cha mẹ. Việc thường xuyên tập tành nấu nướng sẽ giúp trẻ hiểu được nỗi vất vả của ba mẹ để chuẩn bị bữa cơm ngon mỗi ngày cho cả nhà. Điều này sẽ khuyến khích trẻ siêng năng phụ giúp cha mẹ kể cả các công việc khác trong gia đình.

15. Kích thích tư duy sáng tạo. Nấu ăn được coi là một môn nghệ thuật sáng tạo, bố mẹ nên cho trẻ làm quen nhiều với các loại thực phẩm, gia vị và hướng dẫn trẻ kết hợp chúng với nhau theo cấp độ từ dễ lên đến khó. Màu sắc đa dạng cũng như khả năng “biến hóa” phong phú của các loại đồ ăn, thức uống thiên nhiên sẽ kích thích khả năng tư duy hình ảnh, cảm nhận hương sắc, mùi vị cho trẻ.

16. Việc tự chuẩn bị những món ăn giờ đây đã không còn là lựa chọn duy nhất nữa khi mà thật dễ dàng để gọi các loại đồ ăn nhanh. Dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân thông qua thức ăn, tạo dựng cho trẻ những thói quen tốt cho sức khoẻ là những điều quý giá mà cha mẹ nên làm đối với trẻ khi cho trẻ cùng tham gia vào công việc nấu nướng của mình.