NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BẠO HÀNH TRẺ EM, Do nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục, tập quán như văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” bấy lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người.

Do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng, chưa được các cấp, các ngành quan tâm, đấu tranh loại bỏ, tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho các bậc cha mẹ về quyền trẻ em. Từ việc gia đình không có được một chức năng bình thường, cho đến sự thiếu thông đạt, sự khiêu khích của người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm lý của một người, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, hoặc vì thiếu một cuộc sống tâm linh, cho đến những sự khó khăn về kinh tế, vv đều dẫn đến bạo hành trẻ em. Kết quả của những sự nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi bạo lực thường muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực chẳng những có thể dùng vị trí thượng phong về thể lý, nhưng còn có thể dùng những khả năng trỗi vượt về tinh thần, tâm lý, về kiến thức, uy quyền, sự thông đạt, và ngay cả về phương diện mầu da, hay tiếng nói ...vv.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BẠO HÀNH TRẺ EM

Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự  “rắc rối”  liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.
Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng: kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo lực.
Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế: thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự. 

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BẠO HÀNH TRẺ EM

Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực, như  Điều 110 BLHS Việt Nam có quy định: ″…Người nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm…″. Mức án như vậy là quá nhẹ.
Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. 
Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái.
Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự loại bỏ thai nhi khi biết là gái, vứt bỏ trẻ sơ sinh là gái và bạo lực với trẻ em gái.
Trẻ em thường hay quan sát và bắt chước người khác. Trẻ học lối cư xử bằng cách nhìn mọi người xung quanh, xem những nhân vật trên truyền hình, trong phim ảnh. Trên hết, trẻ học cách đối xử với người chung quanh bằng cách bắt chước hành vi của cha mẹ chúng. Hãy suy nghĩ cách thức chúng ta phản ứng trong một tình huống khó khăn như thế nào. Chúng ta sẽ đối xử với người phối ngẫu làm sao? Chúng ta sẽ xử sự với bạn bè, hàng xóm, và các thành viên trong gia đình theo cách nào? Đó là những lúc chúng ta đang dạy cho con cái của chúng ta. Khi thấy cha mẹ cùng với những người khác giải quyết mọi vấn đề một cách ôn hòa thì trẻ sẽ học cách đối phó với người khác một cách tích cực hơn. Ngược lại khi trẻ nhìn thấy cha mẹ giải quyết bằng bạo lực thì chúng cũng sẽ học cách hành động giống như vậy.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BẠO HÀNH TRẺ EM

Khi trẻ em nhìn thấy một hành động bạo lực, hành vi này sẽ ảnh hưởng sâu xa trong tiềm thức của các em. Điều này càng đúng hơn nếu bạo lực liên quan đến một thành viên trong gia đình hay là một người nào đó trong khu phố. Đáng buồn thay, rất nhiều trường hợp con cái là nạn nhân của bạo lực. Một đứa trẻ bị lạm dụng sẽ sống trong nỗi sợ hãi và đau đớn liên tục. Những vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm hồn sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em. Nếu chúng ta biết một đứa trẻ bị lạm dụng, hoặc nếu chúng ta nghi ngờ rằng ai đó đang lợi dụng một đứa trẻ trong việc chăm sóc thì chúng ta phải tìm cách giúp đỡ ngay lập tức. Nếu không, khi lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành một người luôn dùng bạo lực, hoặc chúng có thể trở thành những nạn nhân vì việc sử dụng bạo lực.
Xã hội càng phát triển thì mặt trái của nó càng nhiều, tuy nhiên nhận thức của xã hội cũng sẽ cao hơn, do đó càng cần phải nhận thức rõ hơn nữa tầm quan trọng của trẻ em - mầm non tương lai của đất nước, và phải đề ra và thực hiện các biện pháp để dần dần làm giảm đi tình trạng bạo hành trẻ em.