Cách Dạy Con Sắp Xếp Phòng Gọn Gàng, Ngăn Nắp
Nếu cha mẹ dạy trẻ cách giữ phòng của mình ngăn nắp thì cha mẹ cần phải biết dạy trẻ kĩ năng nào? Một trong những lí do nhiều trẻ không sắp xếp phòng ngăn nắp là vì chúng không biết cách làm. Khi nhìn thấy công việc, chúng cảm thấy nản lòng vì không biết bắt đầu từ đâu và chỉ muốn khóc. Vì vậy có một số nguyên tắc cơ bản để tránh tình trạng này xảy ra.
1. Mọi thứ phải có chỗ để của nó
Nhiều khi con bạn nhặt một thứ gì đó lên nhưng không biết làm gì nên lại bỏ nó xuống. Chính vì thế trẻ cần có chỗ để cất mọi thứ – có thể là một cái bàn, một cái hộp hay một khoảng trống trên sàn nhà để bỏ những thứ mà chúng không biết cất vào đâu. Một khi mọi thứ được sắp xếp gọn gàng thì lần sau trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề. Điều đó sẽ thôi thúc trẻ quyết định “con cần có chỗ để cất những thứ bị hỏng mà con không sửa được” hay “con cần chỗ nào đó để cất những quả bóng này”. Sau đó khi con bạn biết chúng cần gì, tự con bạn sẽ dễ dàng tìm được khoảng trống cho đồ vật đó.
2. Cần có thùng rác hay một chiếc túi để bỏ tất cả những thứ bỏ đi
Những vật dụng này sẽ giúp trẻ dọn sạch đồ hỏng, vì việc bỏ vào thùng rác thì nhanh hơn là cất vào tủ đầy đồ chơi hoặc nghĩ xem phải làm gì với đống đồ đó. Đó là việc cần thiết nhằm không để mọi việc trở nên quá hỗn độn rồi mới tự hỏi xem cần bao nhiêu bao tải để chứa đồ bỏ đi. Đây cũng là dịp tốt để đặt ra câu hỏi: “Liệu trong những thứ bỏ đi này có thứ gì còn tốt mà người khác có thể sử dụng lại không?” rồi giúp chúng bỏ những đồ còn dùng được vào bao tải riêng để gửi tới các hội từ thiện. Đó là cơ hội tốt để giúp con hiểu ra một điều là có những thứ chúng không cần nhưng ai đó vẫn cần đến.
3. Dọn dẹp những đồ có liên quan đến nhau
Đây thực sự là sức ép đầu tiên đối với trẻ. Tốt hơn hết cha mẹ nên bắt đầu với những đồ lớn nhất trong phòng để trẻ nhìn thấy hiệu quả dọn dẹp một cách nhanh nhất. Từ đó tạo được sự khích lệ tinh thần rất lớn với bọn trẻ. Do vậy nếu cả nhà đầy đồ chơi xếp hình thì hãy cất gọn chúng vào tủ, vào ngăn kép hoặc vào túi trước. Nếu trong phòng vứt quần áo ở khắp nơi thì hãy treo chúng lên. Nếu sách vở bừa bộn thì hãy xếp chúng vào giá sách. Sau khi các đồ chính đã được dọn sạch thì đến lúc dọn các đồ khác.
4. Dọn dẹp từng vị trí cụ thể trong phòng
Sau khi đã dọn dẹp những thứ liên quan tới nhau thì tổng thể trong phòng đã sạch sẽ hơn nhiều. Bây giờ đến lúc con bạn cần tập trung lau dọn những vị trí cụ thể: bàn học, giường ngủ, sàn nhà,… Mỗi một vị trí cần tập trung dọn dẹp cho tới khi chúng sạch sẽ mới thôi.
5. Nếu đống hỗn độn đó quan trọng thì xử lý chúng qua các giai đoạn khác nhau
Khi con bạn đạt đến giai đoạn này thì chúng có thể chia nhỏ công việc nếu chúng muốn. Chúng có thể quyết định dọn dẹp sàn nhà bây giờ và dọn bàn học vào sau bữa trưa. Hay chỉ dọn dẹp căn phòng ngủ trước, còn phần còn lại để cho ngày hôm sau. Một khi cha mẹ đã dạy cho trẻ cách dọn dẹp phòng – bằng cách chỉ cho chúng trước rồi làm cùng chúng và giám sát chúng trong khi chúng tự làm thì sau này chúng sẽ nhận thấy công việc bớt sức ép rất nhiều. Nếu cha mẹ bắt đầu dạy con lúc chúng 5 tuổi và chúng có thể làm được mà không cần ai giúp trước lúc chúng 15 tuổi. Thế đã là một thành công rồi!
Điều cuối cùng để dạy trẻ có hiệu quả là dạy từng bước, từng ít một nhưng phải thường xuyên. Nếu chúng luôn cất dọn mọi thứ gọn gàng trước khi chúng đi thì chúng sẽ không phải đối mặt với những nhiệm vụ làm chúng chán ngán nữa. Vì vậy chúng cần bạn giúp đỡ để tạo lập thành thói quen. Hãy nhắc nhở chúng vào mỗi giờ trước khi đi ngủ hằng đêm là hãy treo quần áo lên và cất dọn đồ chơi đi. Thậm chí bạn có thể làm những việc lặt vặt với con mình trong khi chúng dọn dẹp những thứ khác cho tới khi chúng rèn được thói quen tuyệt vời này.
Viết bình luận: