Cách Xử Lý Khi Làm Đổ Nước Hay Chất Lỏng Vào LapTop (Máy Tính)
Máy tính, (LapTop) là công cụ làm việc chuyên nghệp và thường thì nó không được sao lưu toàn bộ một cách liên tục như những chiếc điện thoại. Chính vì vậy, lỡ tay làm đổ nước hoặc các chất lỏng vào máy tính sẽ là một thảm họa nếu như chúng ta không thể cứu được chiếc máy tính đó hay chí ít là dữ liệu bên trong. Trong bài viết này, sachphapluat.net sẽ hướng dẫn các bạn những thao tác cấp cứu cơ bản khi làm đổ nước hay chất lỏng vào máy tính.
Điều đầu tiên phải làm là Tắt máy ngay, nhấn giữ nút nguồn trong 5 đến 7 giây cho máy tắt hoàn toàn, nếu máy đang trong tình trạng cắm điện trực tiếp thì phải rút phích cắm điện, quan trọng là bạn phải không để bị điện giật, nhất là khi nơi đó gần nước hoặc quần áo bị ướt. Thay vì cố rút phích cắm, bạn hãy tìm cầu dao hoặc nút tắt nguồn điện. Nếu thấy hơi nóng, khói, hơi nước, bong bóng, phồng hay nóng chảy, bạn cần tránh đụng vào thiết bị. Khi nhấn nút nguồn bạn nên thực hiện song song với xoay ngược bàn phím của máy hướng xuống đất, tránh để nước tràn qua các khe bàn phím xuống linh kiện phía dưới, giảm thiểu tối đa hậu quả để lại.
Trường hợp máy tính vẫn bật cho dù chỉ vài phút sau khi bị đổ nước, nó có thể bị đoản mạch, khiến các linh kiện bên trong bị hư hỏng vĩnh viễn. Bạn nên gỡ pin, USB và các thiết bị ngoại vi ra khỏi laptop để đảm bảo không có thứ gì đang dùng điện còn sót lại trong hệ thống.
Thông thường chúng ta có thể gập máy lại, đưa tờ khăn giấy mỏng vào chèn giữa màn hình và bàn phím để nước thấm vào khăn giấy hoặc úp phần bàn phím lên một cái ghế hoặc bàn, màn hình vuông góc 90 độ với mặt bàn và hướng về phía dưới. Nếu gập máy lại thì nhớ là phải chèn khăn giấy vì nước thấm ra có thể chui vào các khe màn hình thì tình hình còn tệ hơn. Bạn có thể đặt máy tính như vậy với khăn giấy mỏng nằm giữa màn hình và bàn phím.
Tại sao phải úp máy thì lý do là bàn phím máy tính thường có các khe rất hẹp và nó cũng dày nên nước khó lòng chui lọt. Chỉ khi bạn đổ nước quá đầy thì nó mới tràn ra và làm hại các linh kiện bên dưới. Do vậy, việc úp máy ngược sẽ ngăn cản nước chui xuống dưới. Bạn hãy thao tác lật ngược lại thật nhanh, đừng để nước có cơ hội chảy về phía nào. Đây là tư thế tốt nhất khi bị chất lỏng vào, trừ khi máy bạn có thể chống nước.
Bạn cần lấy một miếng vải khô và sau đó lau sạch chất lỏng trên bề mặt laptop, đặc biệt tại khu vực gần bàn phím, quạt gió hoặc các cổng kết nối. Đồng thời, bạn cũng cần mở nắp máy đến mức tối đa. Hãy lật laptop ngược lại, sau đó đặt nó lên một khăn bông hoặc thứ gì đó có khả năng hút nước và chờ nước rút hết khỏi máy.
Nếu rành công nghệ và không muốn phí tiền, bạn có thể tự mình chùi sạch thiết bị. Bạn cần mở laptop ra, lấy bàn chải đánh răng nhúng một ít vào cồn 90 độ hoặc cao hơn, sau đó chà sạch bất kỳ vết cặn nào bạn thấy trên các linh kiện. Sau khi bo mạch đã sạch và khô, bạn có thể kiểm tra các phần cuối của cáp để xem có dấu hiệu ăn mòn không và lắp mọi thứ lại như cũ.
Bước tiếp theo là tháo ổ cứng ra cất vào một nơi riêng. Hầu hết các máy tính xách tay mạnh đều được thiết kế cho phép tháo ổ cứng ra bằng một con vít. Nếu đang dùng các máy kiểu như Ultrabook thì bạn phải tháo toàn bộ nắp lưng ra, giống như tháo pin. Ổ cứng lấy ra cần được đặt trong một bịch chống tĩnh điện hoặc nếu không có thì mua một box ổ cứng nào đó nhét vào.
Nếu không muốn, bạn không nhất thiết phải bung máy. Nhưng nếu có thể, bạn nên tháo nắp dưới đáy máy và chùi sạch các linh kiện bên trong bằng một miếng vải mềm trước khi thực hiện thao tác trên.
Theo các chuyên gia máy tính khuyên mọi người nên để yên máy trong vòng 24 giờ nếu có thể, đó là thời gian lý tưởng. Nếu bạn không có thời gian, ít nhất hãy để 8 giờ. Ngay cả khi nó trông có vẻ đã khô, nên hãy cho nó thêm thời gian để bay hơi hoặc rút hết mọi chất lỏng. Nên nhớ, càng để lâu, càng tốt. Vì khi đó độ ẩm của nước còn lại trong máy có đủ thời gian bốc hơi bay đi, lúc đó bạn khởi động lại máy sẽ đạt độ an toàn cao hơn.
Tuy nhiên, nhiều hướng dẫn trên Internet cho rằng nên cho máy vào một thùng gạo, nhưng theo chuyên gia Clapp và Silverman đều không khuyên làm điều này. Lưu ý là bỏ vào thùng gạo không có nhiều tác dụng như mọi người hay nói. Bạn chỉ cần để laptop khô tự nhiên. "Gạo chẳng giúp ích là bao trong việc giải quyết tình huống máy bị đổ nước. Có khi gạo có thể lọt vào trong một số linh kiện. Nó thậm chí nó có thể gây hại cho hệ thống sau này".
Hoặc vẫn còn nhiều người lầm tưởng là dùng máy sấy tóc để sấy khô. "Máy sấy có nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện và đặc biệt là tĩnh điện làm hỏng các mạch bên trong". Vì vậy sachphapluat.net khuyên các bạn không nên làm theo hai cách này.
Chúc các bạn không bao giờ phải làm những việc ngoài mong muốn như trong bài viết này.
Viết bình luận: