Cùng với nhu cầu của người tiêu dùng, trong những năm gần đây, việc nuôi trồng các loại vật nuôi, cây trái có nguồn gốc từ nước ngoài đang ngày càng phát triển tại nước ta. Cá hồi là một trong những mặt hàng thư thế, được đưa về nuôi thử nghiệm ở Sa Pa, Lào Cai và đã thành công tạo ra một thị trường hết sức rộng mở.
Sa Pa là một huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc nước ta. Với độ cao 1.500-1.600 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm ở đây đạt 15-18 độ C. Xứ sở sương mù của Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh với các giống cá hồi, cá tầm.

Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa 

Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa 

Hiện nay hình thức nuôi cá hồi được áp dụng tại các cơ sở ở Sapa là trứng cá đã thụ tinh nhân tạo từ châu Âu nhập về và tiến hành nuôi thả trong môi trường nước lạnh khoảng 1,5 đến 2 tháng. Sau đó, trứng sẽ nở thành cá con. Cá con được ươm giống cho đến khi đạt khoảng 30 gram thì chuyển ra hồ nuôi thương phẩm, Cá hồi ở Sa Pa nuôi từ lúc ấp trứng cho tới khi thành phẩm để xuất bán mất khoảng hơn một năm. Tỷ lệ thành công từ khi ấp trứng đến khi ra bể nuôi đạt 80 - 85%.  Nguồn cung cấp giống, thức ăn phục vụ nuôi phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao; chi phí đầu tư xây dựng bể nuôi, mua vật tư phục vụ sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa 

Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa 

Việc phát triển các cơ sở nuôi cá nước lạnh đã giải quyết việc làm cho trên 300 lao động tại Sa Pa. Tuy nhiên, nghề nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa cũng bộc lộ nhiều rủi ro và cần định hướng để phát triển bền vững. Các hộ phát triển nuôi cá nước lạnh mang tính tự phát, không thực hiện quy hoạch, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở chung một nguồn nước, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.
Giá trị của sản phẩm trong năm 2017 giảm mạnh, từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, so với năm 2016 và có sự chênh lệch khá lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nếu như năm 2015-2016 tổng sản lượng cá hồi của địa phương đạt khoảng 700 - 800 tấn mỗi năm, với giá bán 280.000 - 400.000 đồng một kg, cá hồi mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho các cơ sở nuôi. 
Toàn huyện Sapa có hàng trăm cơ sở nuôi cá nước lạnh với diện tích mặt nước khoảng 1,7 ha, tập trung ở xã Bản Khoang, Tả Van, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Lao Chải, San Sả Hồ, Ô Quý Hồ, Thác Bạc, thị trấn Sapa.

Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa 

Chiến lược phát triển và quy trình nuôi Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa 

Để nuôi được giống Cá Hồi nước lạnh này tại Sa Pa, nguồn Nước để nuôi cá hồi phải là nguồn nước lạnh và sạch. Môi trường sinh trưởng của cá cần có dòng nước chảy, do vậy, các bể nuôi thường được đặt ở gần đầu nguồn của những con suối. Người nuôi sẽ sử dụng ống dẫn nước từ đầu nguồn về qua hệ thống bể lọc trước khi đưa vào bể. Bể ở đây có thiết kế hình lòng chảo, gồm đầu cấp và thoát nước tạo thành dòng chảy liên tục. Dòng chảy này vừa tạo ra môi trường sống gần với tự nhiên của cá hồi, đồng thời giúp nước trong bể luôn sạch sẽ, không bị ứ đọng chất thải. Nguồn nước thải sẽ được đựng trong một bể lắng để xử lý trước khi trả về môi trường tự nhiên. 
Sau khoảng 6 tháng nuôi, cá hồi đạt trọng lượng 0,6-1 kg mỗi con. Nếu để nuôi sau 1 đến 2 năm, trọng lượng này có thể tăng đến 1,8-2,5 kg mỗi con. 
Là giống cá ngoại nên nguồn thức ăn của cá hồi cũng được nhập từ nước ngoài. Loại thức ăn, số lượng và thời gian cho ăn cũng được phân chia rõ theo từng giai đoạn phát triển của cá. Để đảm bảo chất lượng đầu ra, hiện nay các trang trại ở Sa Pa cũng đã bắt đầu áp dụng quy trình sản xuất VietGap.
Để có một trang trại đảm bảo áp dụng đúng quy trình sản xuất VietGap thì số tiền đầu tư cũng lên đến hàng tỷ đồng, vì vậy không những cần điều kiện tự nhiên thuận lợi mà những người nuôi cá hồi ở đây cũng đã mất rất nhiều công sức để có thể chăm sóc loài cá rất khó tính này. Và trong những năm gần đây, cá hồi đã trở thành một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích khi đến với Sa Pa. Và có thể thấy rằng đây là một hướng đi kinh tế hiệu quả cho mảnh đất này.