Công Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Từ Cây Thục Quỳ - (Mãn đình hồng)
Thục Quỳ có nguồn gốc ở Trung Âu và Trung Quốc, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Thục quỳ còn được gọi là (Mãn đình hồng) là cây hoa của sự dịu ngọt. Cây Thục Quỳ có công dụng Chữa Bệnh cực tốt. Theo "ngôn ngữ" của các loài hoa thì Mãn đình hồng nói lên hay nhắn gửi một nỗi niềm nồng ấm của một tâm hồn cởi mở. Hoa Thục quỳ là biểu tượng cho sự thành công, "phì nhiêu" đơm bông kết trái, khả năng sinh sản mạnh mẽ. Hoa thục quỳ dành tặng cho các bà bầu với mong muốn chúc may mắn hoặc chuẩn bị để chào đón sự ra đời của em bé. Đôi khi nó cũng được dành tặng cho các cặp vợ chồng mới cưới để chúc gia đình hạnh phúc, sớm có tin vui.
Ở phương Đông, hoa Thục Quỳ rất thích hợp cho những người cảm thấy cô đơn, cô quạnh, bị xa lánh mà không thể cảm nhận được tình cảm nồng ấm và tình bạn. Hoa giúp ích những người cảm thấy bất ổn, sợ hãi, thiếu tin tưởng gây ra bởi những bất trắc đã xảy ra trong giai đoạn mới bước vào đời… Ở Việt Nam, thục quỳ có thể trồng từ vùng thấp đến vùng cao, với nhiều giống hoa khác nhau như hoa cánh đơn, hoa cánh kép, màu sắc đa dạng. Cây cho hoa quanh năm, ra hoa sau khi gieo hạt 120 - 135 ngày. Tại cố đô Kyoto, Nhật Bản, có lễ hội Aoi (Aoi Matsuri, hay còn gọi là lễ hội cây thục quỳ), được tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Còn trong văn hóa Trung Quốc, hoa thục quỳ được xem là biểu tượng của Lý Phu nhân (Lady Li), được tôn vinh là hoa thần của tháng 7.
Ngoài ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng, đầm ấm, vui tươi, cởi mở và tràn đầy may mắn, Thục quỳ được xem là một loại dược liệu quý, có công năng xoa dịu những vết thương ở bên ngoài và bên trong cơ thể con người.
Công Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Từ Cây Thục Quỳ - (Mãn đình hồng)
Cây Thục quỳ (Mãn đình hồng) "hollyhock; hollyhock Mallow)", tên khoa học Althaea rosea (L.) Cav. (Alcea rosea L.), thuộc họ Bông - Malvaceae. Thục quỳ là cây sống lưu niên, thân thẳng, có lông, cao 2-3m. Lá mọc so le, dạng tim, chia thuỳ, rộng tới 30cm; mặt lá thô ráp, có lông trắng. Hoa có cuống ngắn, ở ngọn thân, to, rộng 10-12cm, có nhiều màu, từ màu trắng tới màu hồng, đỏ, đỏ thẫm, có loại kép, loại đơn, thường xếp thành từng đôi; lá đài phụ 5-8 có lông trắng, dính nhau ở gốc; đài cao 2-3cm; ống nhị ngắn, bầu 25-45 ô 1 noãn. Quả nằm trong đài, các phân quả không mở.
Mãn đình hồng (Thục quỳ) được sử dụng trong dân gian làm thuốc giúp dịu các cơn đau bao tử, ho và khó chịu đường tiểu. Hoa được dùng nấu nước uống giúp sản phụ dễ sinh và giúp tăng sữa. Trẻ em đang mọc răng được cho nhai cọng hoa để giúp giảm đau nướu, lợi. Nước sắc toàn cây dùng làm thuốc súc miệng, trị viêm họng… Lá tươi giã nát dùng đắp vết thương, vết cắn do côn trùng. Hollyhock thường được dùng phối hợp với Inula helenum, Tussilago farfara và Thymus spp. để làm xi rô trị ho. Lá non ăn thay rau. Cánh hoa và nụ hoa nấu chín trộn salad.
Những bộ phận dùng làm thuốc là hoa, hạt, rễ, lá. Hoa thu hái tốt nhất vào mùa hè, phơi khô trong râm (phơi âm can), bảo quản để dùng dần. Trong hoa có chứa flavonoid là cyanidin, một số chất khác là: rutin, crinin, altein, phloretin, nhiều vitamin và chất khoáng vi lượng. Rễ thu hái vào mùa thu đông, rửa thật sạch, phơi khô. Rễ có chứa 37% tinh bột, 11% chất nhầy, 11% pectin, flavonoid, acid phenolic, sucrose và asparagine. Hạt thu hái vào cuối hè, phơi thật khô để dùng. Hạt thục quỳ chứa 11,9% dầu khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi sấy khô, bảo quản để dùng dần. Ở phương Tây, người ta sử dụng các chất xơ hòa tan có trong lá và rễ của thục quỳ (pectin, chất nhầy) để làm dịu, bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa, chữa bệnh dạ dày dư acid, viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm hồi tràng (ruột non), viêm đại tràng, hội chứng ruột bị kích thích, phòng ngừa ung thư kết tràng.
Trong Đông y, các bộ phận của cây thục quỳ được sử dụng làm thuốc như sau:
Hoa: theo Đông y, hoa thục quỳ có vị ngọt, mặn, tính hàn, tác dụng lợi niệu, nhuận táo, hoạt huyết điều kinh, tán thũng, giải độc. Dùng chữa đại tiểu tiện không thông, kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, bỏng lửa, ong và bò cạp đốt. Liều dùng 12-16g, dạng thuốc sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng, tán bột để rắc, đắp lên chỗ đau. Cánh hoa và nụ hoa đem rửa sạch, hấp hoặc nấu chín, dùng trộn salad để ăn.
Công Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Từ Cây Thục Quỳ - (Mãn đình hồng)
Hạt: hạt thục quỳ có vị ngọt, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm (giúp ra sỏi đường tiểu), thông đại tiện, hạ nhiệt. Thường dùng chữa thủy thũng, đại tiểu tiện không thông, sỏi niệu đạo, sốt do phong nhiệt. Liều dùng 8-12g, sắc uống hoặc tán bột mịn để uống.
Rễ: rễ có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, chỉ lỵ, lợi niệu. Dùng chữa bỏng, vết thương dao chém, viêm cổ tử cung, bạch đới, viêm ruột, lỵ. Liều dùng 12-16g sắc uống.
Lá: lá có vị chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, tiêu viêm. Dùng chữa ho khan, viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm, thủy đậu, mụn rộp, bỏng. Liều dùng 20-30g, sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau. Lá thục quỳ non còn dùng để ăn như một loại rau.
Công Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Từ Cây Thục Quỳ - (Mãn đình hồng)
Một số bài thuốc thường dùng có Công Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Từ Cây Thục Quỳ:
- Chữa viêm mũi dị ứng: cỏ cứt lợn (cỏ hôi) 20g, ké đầu ngựa 16g, thân và lá thục quỳ 20g, cỏ xạ hương (Thymus vulgaris L.) 12g, kinh giới 10g đun với 500ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc ấm.
- Chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu: hạt thục quỳ 12g, rễ thục quỳ 12g, cây cơm cháy (Sambucus javanica Reinw.ex Blume) 30g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 12g, mã đề 12g, rễ cỏ tranh 12g nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa sỏi niệu đạo: hạt thục quỳ 12g, kim tiền thảo 16g, rễ cỏ tranh 10g, mã đề 6g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Liệu trình là 10 ngày. Uống liên tục 3 liệu trình.
- Chữa viêm họng: cho 2 muỗng rễ thục quỳ khô vào 1 ly nước đun sôi trong vòng 10 phút rồi lọc lấy nước bỏ bã và uống từ 3 đến 5 ly mỗi ngày.
- Chữa viêm ruột, viêm niệu đạo, đái đỏ, viêm cổ tử cung, bạch đới: rễ thục quỳ 12g, sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
- Chữa táo bón, đại tiện không thông: Hạt thục quỳ 12g nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần, uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình kết hợp với vận động, ăn thức ăn thanh mát dễ tiêu hóa.
- Chữa tiểu khó, nước tiểu sẻn đỏ: hạt thục quỳ 6g, rau má 20g, râu bắp 16g, rễ cỏ tranh 10g nấu với 750ml nước, sắc còn 400ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 ngày.
- Chữa bỏng: hoa và lá thục quỳ, lấy lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát, đắp vào nơi bị bỏng. Ngày thay 1 lần.
- Nếu hắt hơi, sổ mũi, đau nhức xương khớp có thể dùng bài thuốc sau: Lá thục quỳ 20g, hoa cao ích mẫu 20g, hạt lanh 40g. Tất cả rửa sạch đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày có thể thêm chút mật ong cho dễ uống, uống thuốc lúc còn nóng.
- Chữa kinh nguyệt không đều: Rễ thục qùy 12g, cho vào ấm đổ 6 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 3 bát, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh nguyệt 15 ngày. Dùng liền 7 ngày.
- Tiểu tiện sẻn đỏ do nóng: Hạt thục qùy 5g; râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ ngập vị thuốc sắc nhỏ lửa, uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.
- Chữa cảm sốt: Hạt thục qùy 12g, bưởi bung 20g, đổ 6 bát nước, sắc còn 3 bát, chia 3 lần uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày.
- Chữa bỏng lửa, vết thương nông, hẹp: Lá thục qùy một nắm, rửa sạch để ráo nước giã nát đắp vào vết thương, 2 giờ thay băng một lần. Ngày 2 lần.
Ngoài Công Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Từ Cây Thục Quỳ - (Mãn đình hồng) còn được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, đặc biệt là rất được ưa chuộng để trưng bày vào dịp tết nguyên đán. Theo quan niệm ngày Tết gia chủ có được những bông hoa có màu tươi thắm sẽ mang lại nhiều may mắn.
Viết bình luận: