Di sản văn hóa đã thực sự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội. Công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã có một truyền thống lâu đời và nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng với thời gian và những thăng trầm của lịch sử đất nước, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả của mình.

        Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chưa đầy 3 tháng sau, ngày 23/11/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ Học viện là bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam.

        Luật Di sản văn hóa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”.

        Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, những tài sản quý giá nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.

        Đất nước ta đang trên con đường hội nhập, đời sống người dân đang được thay đổi từng ngày, nhưng có những điều không thể nào thay đổi được, đó chính là những giá trị văn hóa quí giá của dân tộc. Do đó, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Đồng thời phải gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân ta. Để làm được điều đó, trước hết mỗi chúng ta phải hiểu rõ về những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, sachphapluat.net chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách: “CẨM NANG DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM”, hi vọng qua đó có thể cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Việt Nam từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.