Lang y núi rừng Tạ Huy Bính, 40 năm bốc thuốc cứu người. Ông Bính sinh ra trong một gia đình nghèo tại tổ 7B, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Trước đây, ông Bính công tác ở sở nông lâm. Trong một chuyến đi công tác dài ngày ở vùng cao vào năm 1973, với niềm đam mê nghề thuốc, tính tình chất phát, chịu khó tìm tòi học hỏi nên ông được một gia đình người dân tộc truyền lại cho bài thuốc gia truyền.

Lang y núi rừng Tạ Huy Bính, 40 năm bốc thuốc cứu người.

Lang y núi rừng Tạ Huy Bính, 40 năm bốc thuốc cứu người.

Với tấm lòng từ tâm cùng những kiến thức về đông y gia truyền, 40 năm qua, lang y Tạ Huy Bính đã nghiên cứu và bào chế ra nhiều bài thuốc trị các bệnh như: Gan nhiễm mỡ, virus viêm gan A, virus viêm gan B, sỏi thận... Không những thế, ông còn bốc thuốc miễn phí cho người dân trong thôn, xóm có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy Ông Bính được người dân ở chốn rừng núi nơi đây quý mến.

Con đường dẫn vào nhà ông Bính nhỏ và khó đi, nhưng chúng tôi không gặp nhiều khó khăn khi tìm đến nhà ông bởi quanh vùng gần như không ai là không biết đến ông. Hơn 40 năm qua, ông Bính đã chữa khỏi cho rất nhiều người bị các bệnh về gan, thận, chỉ tốn kém bằng một phần ba so với số kinh phí đi bệnh viện. Ông Bính nói về nghề bốc thuốc nam với giọng đầy tự hào: “Nghề này không phải ai cũng có thể truyền và học được, chọn người phải có tâm, có đức. Cũng không thể “nhìn mặt bắt hình dong” mà phải trải qua thử thách bằng cách cho đi tìm và lấy lá thuốc trong rừng sâu, rừng già, thậm chí đi xa hơn để quen với nghề. “Sau 4 năm theo học nghề, đến năm 1976, tôi bắt đầu bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Ban đầu, tôi chỉ có ý định chữa bệnh cho người nhà, rồi đến người làng. Nhưng sau này, nhiều người biết và tìm đến muốn được chữa trị nên tôi bốc thuốc và chữa cho mọi người”, vị lang y nói. Hơn 40 năm bốc thuốc chữa bệnh, ông không thể nhớ hết có bao nhiêu bệnh nhân. Với những bệnh nhân ở xa, lang y Bính ghi lại họ, tên, số điện thoại, địa chỉ cẩn thận để tiện theo dõi, tư vấn bệnh tình và gửi thuốc giúp họ. Chị Lê Thanh Ngà (ở Cầu Giấy, Hà Nội, nhân viên hành chính Cty truyền hình An Viên) chia sẻ: “Cách đây 1 năm, tôi bị buồn nôn, đau bụng, thường xuyên mệt mỏi, ăn uống kém ngon, đi khám được bác sĩ chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Sau thời gian chữa trị không hiệu quả, tôi tìm đến thầy lang Bính. Uống đến thang thuốc thứ 5, bệnh tình của tôi đã giảm và có dấu hiệu khỏi bệnh”.

Lang y núi rừng Tạ Huy Bính, 40 năm bốc thuốc cứu người.

Lang y núi rừng Tạ Huy Bính, 40 năm bốc thuốc cứu người.

Ông Bính còn chia sẻ thêm, những bài thuốc của ông đều bắt nguồn từ các phương thuốc cổ trong đông y. Có sự kết hợp của những dược liệu mà người xưa đã phát hiện và đúc kết qua một quãng thời gian dài. “Công dụng của những bài thuốc này không phải bàn cãi vì hiệu quả của nó đã được minh chứng qua thời gian. Người làm nghề thầy thuốc không phải chỉ rập khuôn máy móc làm theo sách mà còn phải thường xuyên học hỏi thêm nữa”, ông bộc bạch. “Đã làm nghề thầy thuốc thì có thể giúp được ai là vui rồi. Tôi chưa bao giờ đếm những việc mình đã làm, chỉ mong làm sao chữa trị được tốt nhất cho người bệnh, để giữ được uy tín, được người dân tin tưởng... Đó mới là thành công của một người thầy thuốc”, ông cười hiền nói. Sau một hồi lâu nói chuyện, ông Bính dẫn chúng tôi thăm khu vườn dược liệu dự trữ của mình. Ông chia sẻ, khu vườn được xây dựng để có thêm nguồn thuốc nam dự trữ. “Ngày trước, rừng già còn nhiều, việc lấy lá thuốc rất đơn giản nhưng giờ phải đi xa hơn. Mỗi năm lấy 4 - 5 tấn thuốc. Thời điểm lấy thuốc chủ yếu là từ tháng 3 - 5 (âm lịch), riêng củ thì lấy vào mùa đông. Thời gian lấy cây thuốc khác nhau thì các hoạt chất và công dụng cũng khác nhau. Cùng 1 loại cây nếu lấy buổi sáng thì vị và công dụng khác lấy vào buổi chiều”, lang y Bính chia sẻ. 40 năm gắn với những việc làm nhân đức hết lòng vì mọi người, lang y Bính được tặng nhiều giấy khen của tỉnh và Hội đông y thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Ông cũng là một trong số các lang y có kinh nghiệm dày dặn về các loài cây thuốc quý ở chốn rừng núi nơi đây và là người luôn hết lòng vì người bệnh nên Ông được người dân quý mến.