Nhằm giúp bạn đọc nói chung, những người làm công tác xây dựng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế liên kết với Nhà xuất bản Lao động cho xuất bản và giới thiệu cuốn sách: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN LẮP ĐẶT
Định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BXD để áp dụng vào việc xác định chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Thông tư này cũng như các định mức kèm theo có hiệu lực áp dụng từ ngày 15 tháng 02 năm 2020.
Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung) (Sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt như 100m ống, 1 cái tê, van, cút, 1 m2 bảo ôn ống, 1m khoan v.v... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác lắp đặt (kể cả những hao phí do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật tư mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến v.v...).
Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế liên kết với Nhà xuất bản Lao động cho xuất bản cuốn Sách: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN LẮP ĐẶT
1. Nội dung định mức dự toán
Định mức dự toán bao gồm:
- Mức hao phí vật liệu:
Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ kiện hoặc các bộ phận rời lẻ (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.
Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công.
- Mức hao phí lao động:
Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác lắp đặt và công nhân phục vụ lắp đặt.
Số ngày công đã bao gồm cả công lao động chính, lao động phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.
Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác lắp đặt.
- Mức hao phí máy thi công:
Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.
2. Kết cấu tập định mức dự toán
Tập định mức dự toán được trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu lắp đặt và được mã hóa thống nhất theo tập Định mức dự toán xây dựng công trình
- Phần Lắp đặt đã được công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng sửa đổi và bổ sung vào 2 chương.
- Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác lắp đặt đó.
- Các thành phần hao phí trong Định mức dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:
+ Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu;
+ Mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % tính trên chi phí vật liệu;
+ Mức hao phí lao động chính và lao động phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp lắp đặt;
+ Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng;
+ Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.
3. Hướng dẫn áp dụng
- Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá lắp đặt công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trinh. Đối với những công tác xây dựng như công tác đào, đắp đất đá, xây, trát, đổ bê tông, ván khuôn, cốt thép, ...áp dụng theo định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng;
- Ngoài thuyết minh và hướng dẫn áp dụng nêu trên, trong mỗi chương của tập Định mức dự toán còn có phần thuyết minh và hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm, loại công tác lắp đặt phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công;
- Chiều cao ghi trong Định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến độ cao ≤ 4m, nếu thi công ở độ cao > 4m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển lên cao như quy định trong Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng;
- Đối với công tác lắp đặt điện, đường ống và phụ tùng ống cấp thoát nước, bảo ôn, điều hòa không khí, phụ kiện phục vụ sinh hoạt và vệ sinh trong công trình phải dùng dàn giáo thép để thi công thì được áp dụng định mức lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo thép công cụ trong tập Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng.
Sách đẹp, khổ 20x28 cm, dày hơn 400 trang, Giá: 390.000đ. Xuất bản và nộp lưu chiểu quý I/2020.
Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý đọc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước.
Mọi chi tiết xin vui lòng lên hệ Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế
ĐT: 0988.304852 – 0903.219739 – 028.39875351
Website: sachphapluat.net ; Email: sachquangtrung@gmail.com